Tỉnh Phú Yên được biết đến là địa phương còn lưu giữ nhiều di sản Hán Nôm quý có từ thời nhà Nguyễn, đa phần được gìn giữ trong các đình làng, họ tộc hoặc ở các gia đình. Ngoài một số thất lạc, hư hỏng do chiến tranh, thiên tai, không ít văn bản Hán Nôm bị mối mọt hoặc tự phân hủy do điều kiện bảo quản chưa tốt.
Xã Phụng Các được các sách sử ghi chép là nơi Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh đặt bản doanh chỉ huy công cuộc khẩn hoang lập làng từ năm 1597 đến khi ông qua đời, ngày 19 tháng 9 âm lịch năm Tân Hợi 1611. Nay là xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa), nơi có Di tích văn hóa lịch sử quốc gia Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh.
Trong số các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn TP Tuy Hòa thì đình Bình Mỹ (thuộc phường 4) là nơi còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị. Hiện đình đang phụng thờ 9 đạo sắc phong cổ từ thời các vua triều Nguyễn ban tặng. Đây là những cổ vật quý hiếm có niên đại gần 200 năm tuổi được người dân địa phương bảo quản gìn giữ qua nhiều đời.
Sáng 17/3, UBND huyện Phú Hòa tổ chức hội nghị công bố công trình Địa chí Phú Hòa. Đây là công trình khoa học mang tính tổng hợp, phản ánh tất cả các lĩnh vực, khái quát toàn diện và đầy đủ nhất về bức tranh chung của vùng đất và con người Phú Hòa.
Sầm Sơn thi xã là một tổ chức yêu nước được thành lập trước cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhằm tập hợp lực lượng để chống lại chính quyền Chúa Nguyễn ở Phú Yên. Từ cái nôi ban đầu này, nghĩa quân Tây Sơn ở Phú Yên ngày càng lớn mạnh và cùng với lực lượng ở Bình Định trở thành cái nôi bùng nổ cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vĩ đại ở thế kỷ XVIII.
Đó là cách gọi thân mật của lớp cán bộ phụ nữ ngày nay đối với bà Nguyễn Thị Miển, nguyên cán bộ Phụ vận trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Cố Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, Anh hùng LLVT nhân dân Trần Suyền (1922-1998) từ 76 năm trước đã ghi dấu ấn sâu đậm trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và những ngày lập quốc 2/9 tại quê nhà.
Cách đây 54 năm, một trận tập kích đánh địch diễn ra tại Động Chính thuộc Vùng 3, xã An Lĩnh, huyện Tuy An làm hơn 30 cán bộ, chiến sĩ của Trung đội 4, Đại đội 3, Tiểu đoàn 85 Tỉnh đội Phú Yên bị thương và anh dũng hy sinh. Nhân chứng sống của trận đánh này là ông Võ Văn Ký, nguyên Chính trị viên phó Đại đội 3, thương binh hạng 4/4 hiện sống tại khu phố Trần Hưng Đạo (phường 6, TP Tuy Hòa).
“Trong trận đánh ấy, tôi bị sức ép của bom làm chảy máu tai, nhìn thấy anh em ngã xuống không toàn thân, tôi quyết còn bao nhiêu sức đánh bấy nhiêu”, ông Ký nhớ lại.
Mới 17, 18 tuổi, những cô gái nhỏ nhắn chưa một lần rời xa lũy tre làng đã tình nguyện tham gia thanh niên xung phong (TNXP) đi phá núi, mở đường thông tuyến phục vụ những đoàn xe chở hàng chi viện chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
91 tuổi đời, 70 năm tuổi Đảng, cả thời chiến cũng như thời bình, ông Tám Anh đều mang hết tâm sức làm việc, cống hiến cho cách mạng, cho quê hương, xứng đáng với truyền thống bản chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
Đối với nhiều du khách nước ngoài đã khám phá Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu ...thì Phú Yên là một trong những địa điểm đang "hot" nhất trong thời gian gần đây. Khu vực này có mọi thứ bạn mong đợi: đồ ăn rẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, người dân thân thiện...
Núi Đá Bia, còn gọi là Thạch Bi Sơn, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt. Đến với Đá Bia cũng là đến với đèo Cả, Vũng Rô, một vùng danh lam thắng cảnh ngoạn mục.
Thành Hồ nằm trên bờ bắc sông Đà Rằng, thuộc thôn Định Thọ, xã Hoà Định Đông, huyện Phú Hoà. Di tích này cách thành phố Tuy Hoà khoảng 12km và cách cửa sông Đà Rằng khoảng 15km. Đây là vùng tiếp giáp giữa đồng bằng Tuy Hoà và vùng núi phía tây Phú Yên. Nếu xem đồng bằng Tuy Hoà như một tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh của tam giác mà cạnh đáy là đường bờ biển.
Từng tham gia chiến đấu và trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh địch nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ, như Hòn Ngang, Hòn Đình, Phú Cần, núi Sầm, núi Thơm… khiến địch hoang mang, lo sợ; nay dù đã sắp bước vào tuổi thượng thọ, nhưng ký ức về những tháng năm chiến đấu gian khổ và oanh liệt vẫn còn đầy ắp trong từng câu chuyện của người lính đặc công năm xưa.
Gần 33 năm trong quân ngũ, đến khi trở về với đời thường, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Tuấn Dũng ở khu phố Phú Hòa, phường Hòa Hiệp Trung, TX Đông Hòa vẫn luôn giữ vững và phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ.
Đó là vào năm 1972 tại nhà tù Phú Quốc. “Trước khi tiến hành đào hầm, chúng tôi tìm hiểu rất kỹ và vẽ sơ đồ đường đi của đường hầm, nhờ anh em đi tạp dịch nhặt cho những bao cước cũ mang về cất giấu trong phòng, rồi lấy trộm cán cà mèn (thường dùng để đựng thức ăn) bằng i-nox cắt ra làm cây xắn đất để đào”, ông Trần Ngọc Khanh cựu tù chính trị yêu nước nhà tù Phú Quốc kể lại.
Phú Yên có dân số hơn 96 vạn người, diện tích tự nhiên 5.060km2, có đồi núi, đồng bằng, biển cả. Để góp phần vào quy hoạch tỉnh Phú Yên đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 dưới góc nhìn đô thị học, tác giả luận bàn vài nét về một số trong các trụ cột nhằm xây dựng và phát triển Phú Yên.
Ngày 15/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII tiếp tục làm việc ngày chính thức thứ hai. Trong đó, trọng tâm là bầu Ban Chấp hành (BCH), Ban Thường vụ, Bí thư và 2 Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
UBND tỉnh vừa chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương triển khai các hoạt động vui đón Tết Trung thu năm 2020 đảm bảo an toàn, thiết thực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.